Tượng đài và nhà lưu niệm Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải

Đài tưởng niệm Hải đội Hoàng Sa

kiembachai
Toạ lạc ngay trung tâm huyện đảo Lý Sơn, cụm tượng đài và nhà lưu niệm Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải đứng sừng sững trước sóng biển và nắng gió, như biểu tượng cho sự khẳng định chủ quyền của nước ta đối với quần đảo Hoàng Sa.

dai-tuong-niem-hai-doi-hoang-sa

Tượng đài đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải trong sân tiền sảnh

Ngay trong sân tiền sảnh, tượng đài đề tên “đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải” sừng sững uy phong. Công trình tượng đài vừa khánh thành năm 2010 cao hơn 4 mét. Tượng đài khắc họa 3 chân dung: Vị đứng chính giữa là cai đội với một tay chỉ thẳng về hướng biển Đông, một tay đặt lên cột mốc chủ quyền khắc chữ Hán Nôm “Vạn lý Hoàng Sa”. Hai bên cai đội là hai dân binh, một người cầm giáo, một người vác lưới trên tay. Đó chính là những đại diện của đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải

Theo dòng lịch sử nước ta, vào thế kỷ 17, chúa Nguyễn lập đội Hoàng Sa để khai thác quần đảo Hoàng Sa, lại lập đội Bắc Hải, phụ trách các đảo xa ở phía nam quần đảo Hoàng Sa (nay là quần đảo Trường Sa). Điều này cũng ghi lại trong nhiều tài liệu lịch sử. Trích “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn soạn năm 1776, theo bản dịch của Viện Sử học, có đoạn: “Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy.

Ở đấy tha hồ bắt chim, bắt cá mà ăn. Lấy được hóa vật của tàu, như là gươm ngựa, hoa bạc, tiền bạc, hòn bạc… Đến kỳ tháng 8 thì về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp, cân và định hạng xong, mới cho đem bán riêng các thứ ốc vân, hải sâm rồi lĩnh bằng trở về

Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Tứ Chính ở Bình Thuận, hoặc người ở xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi, cùng do đội Hoàng Sa cai quản”.

Do đó mà có tên “đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải”.

Phía sau tượng đài, nhà lưu niệm đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải được xây cất, khánh thành năm 2010 với lối kiến trúc trang nghiêm như một đình làng. Bên trong nhà lưu niệm tái hiện cuộc sống, sinh hoạt của đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải với các hiện vật như xơ đay (dùng để sửa chữa khi tàu thuyền bị hỏng), lu đựng nước, thẻ tre, dây mây, chiếu cói… Đặc biệt là mô hình thuyền câu, phương tiện đi biển của đội Hoàng Sa do nghệ nhân Võ Hiển Đạt phục dựng.

nha-tuong-niem-hai-doi-hoang-sa-1

Nhà lưu niệm được xây cất theo lối kiến trúc trang nghiêm của một đình làng

Nhiều bản đồ, tài liệu lịch sử, tranh ảnh liên quan cũng được trưng bày, thu hút sự quan tâm của du khách. Không chỉ phục vụ khách tham quan, cụm tượng đài và nhà lưu niệm đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải còn là kho bài học lịch sử sinh động về chủ quyền lãnh thổ của nước ta cho thế hệ trẻ, đặc biệt là các em học sinh địa phương

nha-tuong-niem-hai-doi-hoang-sa-2

Không gian phòng chính lưu giữ những hiện vật có giá trị lịch sử về những đội hùng binh đi hoàng sa năm xưa

Trong gian phòng chính rộng 150m2 dùng để trưng bày. Các hiện vật của những chiến binh đi Hoàng Sa được đặt trang trọng trong tủ kính hay gắn trên tường như: hai chiếu cói, bảy dây mây, bảy nẹp tre, bảy thẻ tre, lu đựng nước, dầu rái và xơ đay (dùng để sữa chữa khi thuyền gặp nạn mà ấn tượng nhất có lẽ là chiếc thuyền nan phục chế của nghệ nhân Võ Hiển Đạt. Giữa phòng là bài vị của các anh hùng trong công cuộc tiên phong mở cõi và khẳng định chủ quyền được đặt trang nghiêm như: Phạm Quang Ảnh, Phạm Hữa Nhật, Võ Văn Khiết…

Chính giữa gian nhà lưu niệm đặt trang trọng bài vị của những anh hùng đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải

baivihoangsa

Mỗi binh phu đội Hoàng Sa đều xác định khả năng hy sinh ngoài biển khơi nên luôn trang bị thẻ tre, dây mây….. chiếu cói để bó xác người hy sinh giữa biển

thuyenhoangsa

Mô hình thuyền câu – phương tiện ra khơi của đội Hoàng Sa do nghệ nhân Võ Hiển Đạt phục dựng

Ngoài ra, còn có nhiều tư liệu nhắc đến đội Hoàng Sa đơn xin tách phường An Vĩnh Cù Lao Ré khỏi xã An Vĩnh trong đất liền viết từ năm 1804 thời vua Gia Long

Phổ ý tộc Võ (Văn) Lý Sơn có ghi tên tuổi những người trong tộc đi Hoàng Sa

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn tổ chức hàng năm trên đảo Lý Sơn

 le-khao-linh-hoang-sa

Bản đồ bờ biển và hải đảo của Việt Nam trong sách “Đại Nam thống nhất toàn đô”- biên soạn vào thế kỷ 19

bandohoangsa

Bản đồ “Nam Việt” cũng trong sách Đại Nam thống nhất toàn đô có ghi rõ quần đảo Hoàng Sa và vạn lý Hoàng Sa

bandohoangsa2

Du khách đến tham quan nhà lưu niệm đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải chú tâm từng hiện vật, tư liệu.

dukhach