Kỳ 1 : Người đàn ông tật nguyền cùng những chú chó kéo xe trên đảo Lý Sơn

Sau cú lặn sâu hơn 50 mét, ngư dân Bùi Văn Huệ (40 tuổi) đã bị bại liệt đôi chân vĩnh viễn. Chuyến biển định mệnh như tiền đề để gắn kết anh Huệ với những chú chó kéo xe trên đảo Lý Sơn.

Chuyến đi biển định mệnh vào năm 2002. Khi đó anh Huệ (xã An Bình, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) còn là một cậu thanh niên đôi mươi đong đầy lòng nhiệt huyết chinh phục biển cả.

Tuy còn trẻ nhưng anh tỏ ra là sành sỏi trong nghề đi biển, nhất là lặn. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, ngang dọc ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa anh thuộc từng con nước thủy triều. Ở Lý Sơn, lặn là nghề cực kì nguy hiểm nên ít ai làm. Vì thế, mỗi chuyến trở về đất liền, người ta chia nhau vài chục triệu là chuyện thường.

Nhưng ngược với sự khấm khá về đồng tiền, đó là những mất mát luôn thường trực. Thậm chí, nhiều người thợ lặn trên đảo trả giá sau nhiều lần lặn sâu phải bỏ mạng theo nghề.

Để minh chứng cho sự nguy hiểm đó, người dân bản địa hay gọi, lặn hải sâm là nghề ‘đánh bạc với biển dữ’.

ngu-dan-bui-hue

Chàng trai đầy bản lĩnh cùng với ‘những người bạn’ ra  bến tàu hít thở không khí trong lành từ biển

Anh Huệ sinh ra trong một gia đình ngư dân khó khăn, cuộc sống của còn nhiều vất vả, anh phải chăm lo cho cha mẹ già. Cũng năm đó, là mùa mà có nhiều hải sâm, nên tàu nào cũng tức tốc đạp sóng ra khơi. Và anh không thể bỏ lở chuyến đi đầy hứa hẹn này.

Thế nhưng lần đi biển này dự đoán sẽ mang về nhiều vật chất là định mệnh cuối cùng cho nghề lặn của anh. Anh nhớ lại phút bi kịch của đời mình. Đó là ngày đầu tháng 7 năm 2002, lúc bấy giờ anh theo chủ tàu đi ra vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa để lặn hải sâm.

Anh kể, khi lặn xuống độ chừng 50 mét, tôi thấy ngẹt ở cổ, khó thở, nhưng vẫn cố gượng được. Một lát sau đầu tôi đau như bị cái gì đó ép mạnh, rồi hoảng hốt giật mạnh dây cho mọi người phía trên kéo lên. Đến bờ thì tôi thấy mờ mờ, sau đó ngất lịm đi. Tỉnh dậy tôi cảm đau đớn nhận ra đôi chân hoàn toàn không cử động được.

Thương anh, với số tiền giành dụm ít ỏi, gia đình đưa anh đi từ Bắc chí Nam để điều trị nhưng không có nhiều hy vọng. Kể từ đó, cuộc đời anh phải từ giã với biển. Những lần anh tuyệt vọng, buồn đau tột cùng, đã có lúc định tự tử cho xong.

ngu-dan-bui-hue1

Hai chú chó cùng anh rong ruổi khắp những con đường trên đảo

Nhưng với tinh thần của chàng trai xứ biển, nhìn về cha mẹ già, anh biết mình cần phải sống để chăm lo nên sớm cũng xua tan ý nghĩ dại dột đó.

Một lần, tình cờ xem phim, thấy những chú chó tuyết kéo xe, anh liền liên tưởng đến những chú chó nhà mình nuôi. Một suy nghĩ thoáng xoẹt qua trong đầu, anh quyết định cùng lũ chó trở thành trợ lý đắc lực cho việc duy chuyển thay đôi chân của mình.

Anh bộc bạch, những ngày đầu chưa quen, có hôm chúng chạy loạn nên anh bị lật nhào xuống đường. Tuy nhiên với niềm tin mãnh liệt cùng sự cố gắng tột cùng, sau một thời gian, anh đã có những người bạn đồng hành trên những con đường dài phía trước. Đến giờ, những chú chó, không chỉ đơn thuần là nhiệm vụ kéo xe, mà còn là ‘những người bạn’ bất li thân của anh.

Mẹ anh, bà Nguyễn Thị Tề hồ hởi tâm sự, ‘từ ngày có mấy con chó kéo xe giúp, Huệ thay đổi hẳn, không u buồn, ngồi trầm tư một mình nữa mà thường đi dạo khắp nơi trên đảo’.

Là người nghị lực, không thể lãng phí cuộc đời mình, anh tìm đến những nhà làm biển để xin vá lưới mong phần nào đỡ đần kinh tế gia đình.

Những buổi chiều hoàng hôn, anh thường ra biển để nhìn những con tàu xả khói đen xì, rẽ sóng vương khơi… Và thế, anh nhận ra niềm khát vọng đối với biển vẫn còn cháy mãi, chưa bao giờ tắt.

Trong những ngày lang thang ở những bãi biển, nhìn khách du lịch đi ại trên đảo nhiều mà người dân không đủ phương tiện đi lại. Thế là, anh bắt đầu hành trình với công việc mới được sự góp sức của những ‘người bạn’.

Còn tiếp…

Văn Châu